閱讀測驗試題解析
( a ) 詞彙與語法
( b ) 短文理解
閱讀測驗時間為40分鐘,分為:(a)詞彙與語法、(b)短文理解兩部分。每題有4個選項,其中只有1個正確答案,答對1題得2.5分,總分為100分。請在答案卡上用2B鉛筆將正確答案的圓圈塗滿。
題目:越文版、中譯版(含解析)
(a) TỪ VỰNG VÀ NGỮ PHÁP
(a) 詞彙與語法
Câu 1: Bàn thắng không được công nhận, vì trọng tài cho rằng một cầu thủ đã phạm lỗi ______.
第1題:此球不得分,因為裁判認定有一位隊員已犯______。
(A)Liệt vị. (B)Việt vị. (C)Định vị. (D)Thiên vị.
(A)列位。 (B)越位。 (C)定位。 (D)偏愛。
解析:答案為(B)Việt vị。
本題為單字題,選項(B)Việt vị:越位(英語:offside)是足球運動的規則。
(A) Liệt vị:(舊詞)各位的意思。意同:các vị。
Câu 2: Theo chẩn đoán của bác sĩ, đứa trẻ này rất có khả năng đã mắc chứng bệnh _______.
第2題:根據醫生的診斷,這小孩很有可能已得了 ______ 症。
(A)Tự kỷ. (B)Vị kỷ. (C)Thế kỷ. (D)Ích kỷ.
(A)自閉。 (B)為己。 (C)世紀。 (D)自私。
解析:答案為(A)Tự kỷ。
本題為單字題,從題目中可以看出醫生診斷出這個小孩得了一種病,因此答案應該是一種疾病名稱,選項當中(A)最符合題意。
(B)Vị kỷ: 指做什麼事情只考慮到自己的人。意同:Ích kỷ。
Câu 3: Chị ấy vừa trải qua cơn bạo bệnh, trước mắt cần phải_______ một thời gian.
第3題:她剛經歷一場重病,目前需要_______ 一段時間。
(A)Tĩnh điện. (B)Tĩnh lặng. (C)Tĩnh mịch. (D)Tĩnh dưỡng.
(A)靜電。 (B)寧靜。 (C)無聲。 (D)靜養。
解析:答案為(D)Tĩnh dưỡng。
本題為單字題,選項(D)最符合題意。
(B)Tĩnh lặng、(C)Tĩnh mịch意思幾乎相近,指空間寧靜無聲、荒蕪,完全沒有一點聲響。
Câu 4: Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ nổi tiếng khắp Việt Nam với rất nhiều ca khúc____.
第4題:鄭功山以許多_______之歌成為越南有名的音樂家。
(A)Bất hủ. (B)Bất lực. (C)Bất nhẫn. (D)Bất lương.
(A)不朽。 (B)無力。 (C)無耐心。 (D)無良。
解析:答案為(A)Bất hủ。
題目中的“nổi tiếng”為正面形容詞,因此應選擇正面的形容詞來形容鄭功山創作的歌曲。
(B)Bất lực:形容沒有力氣做任何事情。
(C)Bất nhẫn:指人的性格時,表示無法忍耐、沒有耐心;也可以表示不忍心。
(D)Bất lương:指沒有良心的人。
********
口語測驗
參考答案 ĐÁP ÁN THAM KHẢO
Phần thi này có tổng số điểm thi là 100 điểm.
Thí sinh dựa vào chủ đề cho sẵn phát biểu suy nghĩ của bản thân.
Thí sinh có 2 phút để chuẩn bị và 3 phút để nói.
Khi thời gian còn 20 giây, sẽ có 1 tiếng chuông báo.
(a) NÓI THEO CHỦ ĐỀ
Chủ đề: 主題:
Trên thị trường Việt Nam và Đài Loan gần đây, ngày càng xuất hiện nhiều thực phẩm độc hại có nguồn gốc từ Trung Quốc. Bạn hãy cho biết ý kiến về vấn đề này.
最近,在越南和台灣市場上,越來越多來自中國的有毒食品出現。請就這個問題發表您的看法。
Trong những năm gần đây, vấn đề an toàn thực phẩm ngày càng được nhiều người quan tâm. Sau nhiều đợt kiểm tra, các cơ quan chức năng của Đài Loan đã phát hiện phần lớn số thực phẩm không đảm bảo chất lượng đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Theo suy nghĩ của cá nhân tôi, có ba nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nêu trên. Nguyên nhân thứ nhất là do lòng tham của người sản xuất. Vì muốn thu được lợi nhuận nhiều nhất có thể, nên họ sẵn sàng sử dụng nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn để sản xuất thực phẩm và bán ra thị trường. Thậm chí có trường hợp, người sản xuất đã cố tình lừa người tiêu dùng bằng cách sử dụng tem, nhãn mác giả để ngụy trang cho thực phẩm kém chất lượng của họ. Nguyên nhân thứ hai là các cơ quan chức năng chưa quản lý, kiểm tra chặt chẽ nguồn thực phẩm được nhập khẩu từ Trung Quốc, nên chúng được bày bán tràn lan trên thị trường. Nguyên nhân thứ ba là người tiêu dùng thờ ơ trước những lời khuyến cáo về vệ sinh, an toàn thực phẩm được các chuyên gia đưa ra, hoặc chưa thực sự chú trọng tới nguồn gốc của thực phẩm khi mua về.
Theo tôi, để giải quyết vấn nạn này, thứ nhất các cơ quan chức năng cần thắt chặt kiểm tra hàng hóa được nhập khẩu từ Trung Quốc, trong đó đặc biệt chú ý đến những mặt hàng là thực phẩm. Chính phủ phải quy định mọi loại hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc phải đảm bảo có nguồn gốc rõ ràng và có giấy phép chứng minh an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Thứ hai, chính phủ nên thực thi nhiều biện pháp xử lý nghiêm khắc hơn đối với các trường hợp vi phạm về vệ sinh, an toàn thực phẩm, ví dụ tăng mức tiền xử phạt, thu hồi giấy phép kinh doanh và công bố rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng. Thứ ba, những tổ chức như hội bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng cần phải phát huy vai trò của mình trong việc giám sát và cảnh báo về những vi phạm vệ sinh, an toàn thực phẩm. Thứ tư, việc tuyên truyền, giáo dục về hậu quả của hành vi kinh doanh, tiêu thụ thực phẩm kém chất lượng và không rõ nguồn gốc cũng cần được đẩy mạnh tới từng hộ kinh doanh. Cuối cùng, người tiêu dùng nên tự trang bị kiến thức về an toàn thực phẩm, chỉ mua thực phẩm có đầy đủ nhãn mác, nguồn gốc rõ ràng, không nên mua theo số đông hay vì giá rẻ.
Nhìn chung, giải quyết triệt để vấn đề thực phẩm độc hại có nguồn gốc từ Trung Quốc không hề đơn giản, cần rất nhiều thời gian và phải có sự hợp tác, nỗ lực của các cơ quan chức năng, hộ kinh doanh và người tiêu dùng. Nhưng tôi tin rằng, nếu chính phủ và người dân cùng đồng lòng, hợp sức, chung tay tìm cách giải quyết thì mối lo ngại về sự an toàn của thực phẩm đến từ Trung Quốc sẽ không còn nữa.